Đã bao giờ bạn tự hỏi sản xuất nhôm đúc như thế nào chưa? Liệu với quy trình sản xuất như vậy có đảm bảo chất lượng sản phẩm? Để giải đáp thắc mắc của bạn, bài viết dưới đây chúng tôi cung cấp những thông tin ngắn gọn, chính xác về quy trình sản xuất cổng nhôm đúc từ A-Z.
Với mong muốn mang đến sản phẩm chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng, Công ty nhôm đúc Đức Minh luôn tập trung phát triển tay nghề, nâng cao năng suất hoạt động và chú trọng từng chi tiết trong từng công đoạn sản xuất. Để làm ra một sản phẩm ưng đòi hỏi cơ sở vật chất hiện đại, mỗi người thợ, mỗi phân xưởng là một mắt xích quan trọng trong công đoạn sản xuất chuyên nghiệp đó.
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu nhôm đúc là gì?
Các sản phẩm nhôm đúc được tạo ra từ hợp kim nhôm với thành phần nhôm nguyên chất chiếm hơn 85% tạo ra các sản phẩm nội – ngoại thất như: lan can, hàng rào, cầu thang, bàn ghế nhôm đúc… Một số phương pháp đúc nhôm được áp dụng phổ biến hiện nay đó là: Đúc khuôn kim loại, đúc khuôn cát, đúc áp lực, đúc mẫu cháy…
Quy trình sản xuất cổng nhôm đúc
Bước 1: Tiếp nhận, phân tích thông tin khách hàng
Khách hàng có nhu cầu liên hệ trực tiếp đến số Hotline hoặc đến trực tiếp công ty. Sau khi tiếp nhận thông tin, bộ phận CSKH sẽ tư vẫn, chăm sóc để lựa chọn cho khách hàng mẫu cổng cửa độc đáo nhất, phù hợp với tuổi tác và phong thủy của gia chủ.
Bước 2: Lên bản vẽ thiết kế
Hình ảnh 3D cổng nhôm đúc
Lúc này nhân viên lên bản vẽ thiết kế 3D và chuyển bản vẽ về công xưởng để hoàn thành bước tiếp theo.
Bước 3: Tạo khuôn mẫu gỗ
Tạo mẫu khuôn gỗ được xem là bước quan trọng quyết định đến tính thẩm mỹ của sản phẩm. Bắt đầu từ khâu đo đạc kích thước và chọn mẫu thiết kế, các thợ thủ công sẽ tiến hành đúc khuôn mẫu gỗ theo mẫu thiết kế đó.
Khuôn mẫu gỗ
Ngoài sự sáng tạo ở công đoạn này, người thợ cũng cần sự khéo léo, tỉ mỉ để khuôn đúc càng chi tiết, sản phẩm càng đẹp mắt.
Bước 4: Nấu hợp kim nhôm
Hợp kim nhôm có chứa hơn 85% nhôm nguyên chất, phần còn lại là kim loại khác như đồng, lưu huỳnh, sắt… giúp tạo độ cứng cáp, bền bỉ cho sản phẩm. Vì đặc tính của nhôm là tính dẻo.
Dưới nhiệt độ 700 độ C, nhôm phôi được làm nóng chảy, sau đó đổ vào khuôn theo các lỗ có sẵn. Ở bước này, người thợ đúc nhôm phải gạn hết những tạp chất trong hợp kim nhôm. Bởi một sản phẩm nhôm đúc không chứa tạp chất sẽ chắc chắn, bền và đẹp hơn.
Bước 5: Mài dũa sản phẩm
Sau khi đổ hợp kim nhôm vào khuôn, thợ đúc nhôm phải chờ cho phần lõi nhôm khô cứng lại, sau đó rã cát ra là có được sản phẩm thô. Tiếp theo là công đoạn gia công để hoàn thành sản phẩm. Người thợ đúc nhôm tiếp tục mài dũa những vị trí chưa sắc nét, cho sản phẩm được trơn bóng, hoa văn, họa tiết rõ nét hơn.
Cuối cùng, mang sản phẩm thô đi phun sơn hoặc mạ màu theo yêu cầu. Ở khâu này cũng cần những loại sơn có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt và không bị oxi. Sơn và sấy ở nhiệt độ trên 200 độ C để đảm bảo sản phẩm có lớp sơn đẹp mắt. Hiện nay, người ta thường dùng sơn tĩnh điện để lớp sơn được bền màu, sáng bóng và không bị trầy xước,…
Trên đây là quy trình sản xuất nhôm đúc chi tiết từ A-Z. Chúng tôi hy vọng với bài viết này, quý khách hàng đã có thể có thêm hiểu biết về cách thức sản xuất cổng nhôm đúc. Từ đó lựa chọn nhôm đúc là một phần cho không gian nội – ngoại thất của mình.
Tìm cổng nhôm khó, đã có Đức Minh
Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
Nhà máy sản xuất: xã Hải Nam, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Email: Maucongnhom@gmail.com
Website: maucongnhomduc.com
Hotline: 0932.073.222